common.loading

Đời thứ 9: Cụ Nguyễn Khoa Huệ

Cụ Nguyễn Khoa  Huệ là người nho học, rất thông y lý và địa lý. Cụ rất hiền hòa thuận thảo. Tất cả bà con xa gần ai có việc quan, hôn, tang, tế, cụ đều tận tâm giúp đỡ chăm sóc. Đối với Tổ tiên, thì cụ đã hiệp lực với cụ Đề Nguyễn Khoa  Sung và cụ Tri huyện Nguyễn Khoa  Lượng: năm Kỷ Sửu 1889, cả ba vị lên ở lại hàng tháng trên đất Nội tán ...

Đời thứ 11: Cụ Nguyễn Khoa Toàn, hiệu Mai Trang

Cụ Mai Trang Nguyễn Khoa Toàn là con trai thứ hai của ngài Thượng thư trí sự Nguyễn Khoa Đạm. Hồi thiếu thời, cụ theo học trường Quốc Học ở Huế. Năm 1915, tốt nghiệp Thành chung và bổ làm Trợ giáo. Năm 1920, cụ lập gia đình (bà Lê thị Khuyên, trưởng nữ của ngài Lê chí Tuân, Tuần vũ Quảng Bình.) Sau đó, cụ ra Hà Nội theo học Đại học Sư phạm. Năm 1923, tốt nghiệp ...

Đời thứ 10: Chu an Nguyễn Khoa Kỳ, Thượng thơ bộ kinh tế

Cụ Nguyễn Khoa Kỳ là ấm thọ Kiểm thảo và Tú tài xuất thân, cụ sẵn thông minh, có tài cường ký. Thuở trước cùng chúng tôi (Nguyễn Khoa Vy) học chữ Hán với cụ Ba La rồi tới ông Huyện Cả (Nguyễn Khoa Lượng.) Sau lại lên trường Quốc Tử Giám mà học tư với ông Tế Tửu Khiêu Năng Tịnh, được ngợi khen. Ông Tế Tửu ...

Đời thứ 10: Đạm phương Nguyễn Khoa Tùng, Tôn nữ Đông Canh

Bà Đạm Phương hay chữ lại giỏi thơ, có xuất bản một bộ thơ mang tên Đạm Phương Nữ Sử. Năm 1927, bà lập trường Nữ công ở Huế. Bà có tinh thần cách mạng, giao thiệp với cụ Phan Bội Châu. Cụ cũng trọng Bà lắm. Khi đồng bào làm lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh ở Nam giao, cụ Phan Bội Châu cậy Bà thay mặt lên đọc điếu văn. Khi nghe Bà mất ở Thanh Hóa,  ...

Đời thứ 8: Tri phủ An Nhơn Nguyễn Khoa Học

Tri phủ An Nhơn Nguyễn Khoa Học, hiệu Văn Từ, tự Thành Trai, cụ thuở trẻ ham học, nên được cải danh là Học. Cụ rất hiếu thảo, làm quan mới đến chức Tri phủ đã xin về phụng dưỡng mẹ già và lo việc thờ tự tổ tiên ông bà ở Nhà thờ Tây Thượng, nhất là vì cụ là chủ tự của ngài Thành mỹ Hầu. Cụ đã hay chữ và có soạn tập Hành Trạm tư Tự ...